Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

(43) Kết quả thi ảnh quốc tế lần thứ 34 “FKNS-GRAND PRIX 2013”tại Serbia.

11:10:29 AM | 03/07/2013



Mạnh mẽ - Tô Hoàng Vũ (HCV)


411 nhà nhiếp ảnh từ 66 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới gửi tác phẩm dự thi tại các chủ đề: Thiên nhiên, du lịch lữ hành, ảnh báo chí, thể thao, tự do cho ảnh màu và đen trắng dành cho ảnh kỹ thuật số. Cuộc thi do Photo Club Novi Sad-C.H Serbia tổ chức dưới sự bảo trợ của FIAP(số:2013/156), PSA, FSS (Hội nhiếp ảnh Serbia).



Ngày 22/06/2013 vừa qua, ban giám khảo đã chấm, chọn các tác phẩm dự thi và cho biết kết quả như sau:
Huy hiệu FIAP đã tặng cho tác giả xuất sắc nhất cuộc thi Manfred Voss (Đức).
Thiên nhiên:
Huy chương Vàng, Bạc, Đồng của FIAP, FSS và Salon thuộc về tác giả các nước : Ả rập Xê út, Áo, Ireland, Argentina, Cô oét, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Anh, Oman.
Lê Nguyễn (Việt Nam) nhận bằng Danh dự Salon cho tác phẩm “Đàn chim trong bình minh”.
Du lịch lữ hành:
Huy chương Vàng, Bạc, Đồng của FIAP, FSS và Salon được trao cho tác giả các nước: Italy, Trung Quốc, Ma cao, Pháp, Argentina, Phần Lan, Bahrain, Mỹ, Ả rập Xê út.
Tô Hoàng Vũ (Việt Nam) giành Huy chương Vàng Salon với tác phẩm “Mạnh mẽ”.
Hà Văn Đông nhận bằng Danh dự Salon cho tác phẩm “Phơi lưới đáy 2”.
Ảnh báo chí:
Tác giả các nước : Bahrain, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Malaysia, Cô oét, Tây Ban Nha, Úc đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng FIAP, FSS và Salon.
Lê Hùng (Việt Nam) nhận bằng Danh dự FIAP cho tác phẩm “Pháo hoa người thợ”.
Tô Hoàng Vũ, Phạm Vũ Dũng nhận bằng Danh dự Salon cho các tác phẩm “Tốt nghiệp cử nhân” và “Ngày gặp lại”.




Thể thao:


Huy chương Vàng, Bạc, Đồng FIAP, FSS và Salon đều thuộc về tác giả các nước: Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Xứ Wales, Tây Ban Nha, Anh, New Zealand, Đài Loan, Hong Kong.
Hà Văn Đông (Việt Nam) giành Huy chương Đồng Salon cho tác phẩm “Giao bóng BW”.




Tự do cho ảnh màu:


Huy chương Vàng, Bạc, Đồng FIAP, FSS và Salon được trao cho tác giả các nước : Iran, Argentina, Romania, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, C.H Séc, Ukraina, Bahrain, Anh, Hà Lan, Hungary, Pháp.
Tô Hoàng Vũ (Việt Nam) nhận bằng danh dự Salon cho tác phẩm “Ra lò”.




Tự do cho ảnh đen trắng:


Tác giả các nước: Argentina, Úc, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Romania, Ba Lan, Bahrain, Đức, Iran đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng FIAP, FSS và Salon.
Tại chủ đề này, Việt Nam không giành được giải thưởng nào.
Lê Nguyễn, Nguyễn Ngọc Thạch, Tô Hoàng Vũ, Phạm Vũ Dũng, Nguyễn Dần, Hà Văn Đông, Lê Hùng, Đỗ Hiếu Liêm, Phan Văn Toàn đều có tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm trong các chủ đề trên của cuộc thi.
Triển lãm ảnh quốc tế lần thứ 2 “FKNS-GRAND PRIX 2013” và lễ trao giải thưởng cho các tác giả, tác phẩm đoạt giải sẽ diễn ra vào ngày 17/07/2013 tại thành phố Novi Sad-C.H Serbia. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 24/07/2013.

Đức Thắng





Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

(42) Màu thời gian

Đăng lúc: Thứ bảy - 16/02/2013 10:24
Ảnh thường được tạo ra nhờ một phần nào đó của thời gian ta gọi là khoảnh khắc có thể đo đếm được. Nhưng ở Dzungart, thời gian đó như nén chắc, cô đặc lại của những khoảng thời gian dài lâu, những số phận người và sau đó là câu hỏi buộc người xem ảnh trả lời ?.
Tôi sẽ không trả lời được Dzungart là ai nếu anh không là hoạ sĩ ? và Dzungart là ai nếu không là một người chụp chuyên nghiệp ?.
Bạn nào đó viết: Người sống nơi ồn ào, náo nhiệt hẳn sẽ được thảnh thơi nhẹ nhõm khi ngắm những ảnh này ?. Họ sẽ có phút giây dịu êm và tĩnh lặng. Còn tôi cũng đang ở nơi ồn ã như bạn, lại trăn trở với bao câu hỏi khi ngắm những bức ảnh trong triển lãm này. ảnh của Dzungart hầu như chỉ có một nhân vật, một áo dài nhưng để nói điều gì đó, không cụ thể mà câu trả lời chỉ có nếu cả hai: Tác giả và người xem cùng tìm kiếm và trằn trọc.
Nói một điều gì qua ảnh, chỉ được một điều thôi mà lại không chặt cứng, cố định hẳn là rất khó. Nhưng Dzungart đã làm được. Những tấm hình của anh là lối đi về thường ngày không ồn ào, lối riêng của người nghệ sĩ.
Nếu người chụp tạo được sự khác biệt, không leo trèo trên con đường đã mòn thì ta gọi đó là cá tính sáng tạo, kết quả lao động của anh ta gọi là tác phẩm nghệ thuật.
Thiếu nữ áo dài dịu dàng phảng phất sự lặng im. Nhưng cái yếu điểm tĩnh lặng đáng ghét vốn có của các tấm ảnh thông thường đã bị nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp phá bỏ đi. Nhìn từng chi tiết trên tấm ảnh, để dần dần bạn sẽ thấy có sự chuyển dịch ở phía đằng sau, thấy hơi nồng ấm của cuộc đời, thời gian và số phận, tất cả như không dừng lại mà di chuyển, người xem như cùng đi, cùng thở với tác giả và người được chụp. áo dài thiếu nữ rõ ràng là cái cớ để người chụp trải lòng mình.
Sử dụng khôn khéo kiến thức tạo hình có sẵn của hoạ sĩ, nhà nhiếp ảnh đã tạo thêm sức hút cho mỗi tấm hình. ở một khía cạnh khác, hoạ sĩ Dzungart trong số những hoạ sĩ thời hiện đại sớm nhận ra quyền lực của máy ảnh, phương tiện hơn đứt chiếc bút chì, bút sắt mà hoạ sĩ ngàn đời nay dùng để ghi nhận cảm xúc chợt tới trước thiên nhiên và phác thảo cho bức hoạ tương lai.
Mời các bạn thưởng thức một số ảnh của họa sĩ Dzungart:
Mây lang thang
Mây lang thang
Lời tà dương
Lời tà dương
Mùa hạ còn đâu
Mùa hạ còn đâu
Ngày đã qua
Ngày đã qua
Chiều muộn
Chiều muộn
Chị em
Chị em
Đốm lửa
Đốm lửa
Những giọt xuân
Những giọt xuân
Nắng mai
Nắng mai
Mùa thu đi qua
Mùa thu đi qua
Mùa Thu
Mùa Thu
Miền cổ tích
Miền cổ tích

 
Triển lãm ảnh Màu Thời Gian của họa sĩ – nhiếp ảnh gia Nguyễn Quốc Dũng (Dzungart) khai mạc ngày 17/2 (mùng 8 tết). Tại Bảo tàng MTVN, 66 Nguyễn Thái Học Hà Nội.

 
Vũ Huyền

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

(41) NSNA Duy Anh: Người lính mãi là đề tài của tôi


02:58:55 PM | 27/02/2012


NSNA Duy Anh đang tác nghiệp tại bãi sông Hồng mùa đông 2009. Ảnh: Trần Danh Bảng


Trốn” cái nóng khắc nghiệt của phương Nam để ra Hà Nội tận hưởng không khí lạnh tê người của miền Bắc, NSNA Duy Anh – tay máy có thâm niên “đi săn” những hình ảnh đẹp về người lính trong thời bình và cũng là một trong những người chụp nhiều ảnh về bộ đội từ sau chiến tranh, cũng đồng thời nhận giải A tặng thưởng 5 năm của Bộ Quốc phòng. Đề tài người lính luôn là tâm điểm trong sáng tác của anh và nó đã mang lại cho anh không ít giải thưởng trong nước và quốc tế.


Tác phẩm “Nhớ các con” đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan ảnh nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh năm 1999, đánh dấu thành công bước đầu của anh về đề tài người chiến sĩ. Sau đó là một loạt những tác phẩm như “Tình ngoại” đoạt giải B của Bộ Quốc phòng cách đây 5 năm, “Quà cho con gái”, “Kỷ vật của mẹ”, “Má chờ thằng út”…Trong đó tác phẩm “Quà cho con gái” đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người xem bởi hình ảnh một người lính trở về sau chiến tranh, gia tài lớn nhất là con búp bê về làm quà cho con gái. NSNA Duy Anh đã “bắt” được giây phút bình dị của người chiến sĩ để bấm máy và khoảnh khắc đó đã mang đến cho anh một tác phẩm để đời.





Bức ảnh "Quà cho con gái". Ảnh: Duy Anh.


Trong kho tàng ảnh về người lính của anh không thể không nhắc tới bức “Kỷ vật của mẹ”, đặc tả một bà mẹ tay cầm bức ảnh người con đã hy sinh trong chiến tranh. Bố cục ảnh chặt chẽ cùng với cách lấy ánh sáng tự nhiên rất “nghề”, đã lột tả chân thực nỗi đau tột cùng của người mẹ mất con nhưng cũng tự hào bởi con trai mình đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Cũng về đề tài người mẹ chiến sỹ, bức “Má chờ thằng út” khiến người xem xúc động bởi hình ảnh tiền cảnh là bà mẹ tay cầm giỏ quà chuẩn bị đón con từ quân ngũ về thăm, xa xa là hàng quân bộ đội. Dưới góc máy của NSNA Duy Anh, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thật can trường, quả cảm, sẵn sàng hy sinh cả tình mẫu tử, để con mình được sống và chiến đấu trong môi trường quân ngũ.





Bức ảnh miêu tả buổi lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh. Ảnh: Duy Anh


Lúc nào cũng đau đáu đề tài về hình ảnh người chiến sĩ thời bình, NSNA Duy Anh không ngần ngại đi đến mọi miền của Tổ quốc để có được những bức ảnh đẹp. Và thành quả của những ngày lăn lộn, sống cùng với bộ đội đã giúp anh thực hiện thành công bộ ảnh “Sức sống Trường Sa”, đoạt giải A tặng thưởng 5 năm của Bộ Quốc phòng 2004-2009. Trong suốt buổi trò chuyện với tôi, anh rất tự hào vì chụp ảnh những người lính Trường Sa là đề tài mà anh theo đuổi nhiều năm, giờ đã thực hiện thành công. Trong bộ ảnh này, anh khai thác màu xanh của biển, rau, lá bàng, cùng những nụ cười lạc quan của lính đảo.


Bức ảnh miêu tả một buổi lễ tưởng niệm những người lính đã hy sinh trên vùng biển Trường Sa khiến người xem vô cùng xúc động. NSNA Duy Anh tâm sự: “Khi chụp bức ảnh này, tôi phải leo lên một điểm thật cao, sau này nghĩ lại thấy mình lúc ấy liều quá bởi chỗ tôi bấm máy là địa điểm của một tàu cứu nạn, rất chênh vênh, không có điểm tựa, nhìn xuống dưới là màu xanh biếc của nước biển và sóng bạc đầu vỗ ầm ầm vào thành tàu. Tuy nhiên, “máu” nghề nghiệp đã thôi thúc tôi không ngần ngại chọn góc máy đẹp để cho ra đời đứa con tinh thần mà mình ấp ủ bấy lâu. Đây là tác phẩm mà tôi tâm đắc nhất trong bộ ảnh về Trường Sa”.


Khí hậu khắc nghiệt ở đảo đã thiêu rụi nhiều cây cối, hoa lá, nhưng những cánh hoa mười giờ mỏng manh hàng ngày vẫn hiên ngang chống chọi với thiên nhiên. Khóm hoa này được các chiên sĩ ở đảo chìm Tốc Tan rất nâng niu. Hình ảnh một anh lính đảo đang chăm bón cho hoa mười giờ khiến Duy Anh trào dâng cảm xúc và tình huống bấm máy bất ngờ đó đã mang đến cho anh một tác phẩm có hồn, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.


Là thành viên của câu lạc bộ nhiếp ảnh chiến sĩ Báo Quân đội nhân dân, NSNA Duy Anh có nhiều dịp tiếp xúc với bộ đội nên dường như chất lính đã ngấm vào người và anh nguyện sẽ tiếp tục theo đuổi đề tài người chiên sĩ trong suốt sự nghiệp của mình.





Đôi bạn trẻ hạnh phúc trong ngày cưới. Ảnh: Duy Anh


Không những nổi tiếng về đề tài ảnh chiến sĩ, NSNA Duy Anh còn được biết đến lĩnh vực chụp ảnh cưới trong nghĩa trang liệt sĩ Tiền Giang. Anh là người đầu tiên khởi xướng ra phong trào chụp ảnh độc đáo này và đến nay, đã có hơn 8 nghìn đôi uyên ương được anh và nhiều đồng nghiệp ở tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long đưa ra nghĩa trang chụp ảnh cưới.


Nghĩa trang là nơi an nghỉ của những người đã khuất, nên để thuyết phục được các cặp vợ chồng trẻ đến đây chụp bộ ảnh đánh dấu thời khắc thiêng liêng trong cuộc đời quả là việc làm không dễ dàng. Vậy mà, anh đã thực hiện thành công.


Không chọn những thể loại nhiếp ảnh đang “hot’ trên thị trường, NSNA Duy Anh muốn khơi những nguồn chưa ai khơi, tạo dựng tên tuổi bằng lối đi riêng. Đề tài anh chọn chỉ là những bác nông dân, trẻ con hay những người dân bình dị, chân quê. Đến nay, gia tài của anh đã có 164 giải thưởng trong nước và quốc tế, trong đó có 29 giải thưởng ảnh chụp ở nghĩa trang liệt sĩ và 32 giải về đề tài người lính.

VAPA (Theo BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN)

(40) Nhiếp ảnh gia thời hiện đại

03:40:24 PM | 27/02/2012






Đường nét vùng cao-bức ảnh đoạt HCB, Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc năm 2008


Thoạt nhìn Trần Phan, người ta đã thấy anh có dáng nghệ sỹ, điều đó bộc lộ từ ăn mặc đến phong cách. Và khi anh vai đeo ba lô, tay khoác máy ảnh, chân giày dã chiến thì đích thị là tay “săn ảnh” nghệ thuật có nghề, dù chỉ là một nhiếp ảnh gia tự do. Hơn 20 năm cầm máy ảnh, 10 năm tham dự các cuộc thi ảnh trong nước, Trần Phan đã gặt hái được thành công kha khá, đủ để người trong nghề và ngoại đạo ghi nhận và thán phục.

Trần Phan đến với nhiếp ảnh giống như cái duyên, mà cao hơn, theo cách Phan gọi là “định mệnh” bởi niềm đam mê từ thủa nhỏ. Phan có năng khiếu mỹ thuật từ rất sớm, viết chữ đẹp, trang trí báo tường, cắt chữ và vẽ vời khi rảnh rỗi là sở trường của anh. Nhưng chính Phan cũng không hiểu, không gọi tên được niềm đam mê ấy, chỉ biết rằng nó luôn thôi thúc trong anh, nếu như một lần khi còn đang học cấp 2, anh tình cờ nhìn thấy người thợ ảnh đang chọn khuôn hình và bấm máy. Vào khoảnh khắc đó, Phan hiểu mình muốn gì. Niềm khao khát được cầm máy ảnh cứ lớn dần lên trong anh.

Đang học dở lớp 10, Phan có lệnh gọi đi bộ đội, môi trường quân ngũ không chỉ rèn luyện anh mọi mặt mà còn tạo cơ hội để anh có thể thực hiện ước mơ. Năm 1982, khi đó anh đang làm công tác tuyên huấn ở Trường đào tạo lái xe của quân chủng phòng không, không quân, Phan được cử đi tập huấn lớp nghiệp vụ nhiếp ảnh do Báo ngành tổ chức, trở thành cộng tác viên nhiệt tình của Báo Phòng không không quân và Quân đội nhân dân, thường xuyên ghi lại những hình ảnh, sự kiện đơn vị làm tư liệu. Dốc hết tiền lương tiết kiệm bao năm, vay thêm anh em, bạn bè, Phan “liều” mua một chiếc máy phóng ảnh thủ công để có thể chủ động từ A đến Z , bao gồm chụp, tráng phim, phóng ảnh.

Năm 1991, anh xuất ngũ, bố vợ Phan lúc đó là Bí thư huyện uỷ Gia Lương muốn xin cho anh vào công tác tại huyện uỷ, song Phan từ chối. Anh tự nhận mình vốn có “máu” văn nghệ sỹ, luôn mơ ước sống cuộc đời tự do, được làm những việc mình thích. Quyết định về quê ở phố Ngụ, xã Nhân Thắng (Gia Bình) mở hiệu ảnh, Phan không nề hà bất cứ việc gì liên quan đến mỹ thuật: làm quảng cáo, nặn tượng, quay phim, chụp ảnh dịch vụ, một phần nuôi gia đình, phần khác dành kinh phí đi dã ngoại, sáng tác.

Năm 1993, anh theo học lớp đạo diễn, quay phim tại Trường Sân khấu điện ảnh, được tiếp xúc với nhiều nghệ sỹ, đạo diễn, nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Đinh Đăng Định, Khắc Hường, Mai Nam… Phan bỗng vỡ lẽ ra rằng, hoá ra mình chưa hiểu gì về cái gọi là ảnh nghệ thuật và tất cả những gì anh làm từ trước tới nay chưa thể “chạm” tới nó. Một buổi đang đi lang thang ngắm phố phường Hà Nội, Phan tình cờ gặp gỡ và quen với nghệ sỹ Hà Tường-người được dân trong nghề gọi là “vua chơi ánh sáng”, vốn là một thợ sửa chữa cơ khí, không hiểu “nguồn cơn” nào bỗng chuyển nghề. Ông đặc biệt nghiêm túc và khắt khe về ánh sáng với các yêu cầu đòi hỏi cao của ảnh nghệ thuật, nhưng vô cùng nhiệt tình, cởi mở chứ không hề “giấu nghề, giữ nghề”.

Những lần theo nghệ sỹ đi sáng tác, Phan học được ở ông sự kiên trì, yêu nghề đến mức…khủng khiếp, có khi ông ngồi “phục” 2-3 tiếng đồng hồ, thậm chí mất nhiều ngày chỉ để chờ một khoảnh khắc; con mắt nhà nghề đến bất cứ miền đất nào ông cũng nhanh chóng tìm được ý tưởng, góc độ chụp rất đẹp. Phan trẻ tuổi hơn nhưng không mấy khi theo kịp, leo núi cao, đi bộ nhiều nhức mỏi chân mấy cũng không dám kêu vì sợ… bị đuổi về. Niềm đam mê và tinh thần cầu thị đã không phụ Phan. Năm 1999, lần đầu tiên Phan gửi ảnh dự liên hoan ảnh nghệ thuật 10 tỉnh đồng bằng Sông Hồng và Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc, tác phẩm “Đất Phù Lãng” và ‘Nhịp điệu ngày mùa” của anh giành HCĐ và HCB, thêm một số ảnh chọn treo là động lực khích lệ Phan đi chụp nhiều hơn; cũng trong năm đó, anh giành thêm giải Nhì, Triển lãm ảnh nghệ thuật Bắc Ninh.

Từ đó đến nay đã gần 10 năm nối tiếp Phan gặt hái thành công, nhiều tác phẩm như “Chiều Trung du”, “Được nắng”, “Soi bóng”, “Phơi gốm”, “Rơm lên đồng”… đã ghi dấu ấn trong lòng bạn xem. Đặc biệt năm 2008 có thể coi là năm được mùa giải thưởng của Trần Phan với HCB Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc; HCĐ khu vực đồng bằng Sông Hồng; 2 giải Ba cuộc thi Triển lãm ảnh nghệ thuật Bắc Ninh-Lạng Sơn; Cúp Đồng (giải thưởng của các giải thưởng) do Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) trao tặng. Nhiếp ảnh gia Trần Phan tâm sự: “Đó là một năm ghi nhiều xúc động với tôi, những giải thưởng đến trong hoàn cảnh tôi chăm sóc vợ nằm liệt 6 tháng trên giường bệnh. Nó cũng khác những lần trước mỗi lần lên nhận giải đều có vợ đi cùng chia vui. Những giải thưởng của tôi có sự đóng góp rất lớn từ sự ủng hộ của cô ấy, tuy đang bệnh, không vận động và nói được, nhưng khi cầm giấy thông báo nhận giải, vợ tôi đã khóc. Giá trị các giải thưởng không lớn, nhưng có thể coi là sự tri ân với khán giả, sự biết ơn chân thành của tôi với người bạn đời…”.

Trần Phan quan niệm, nghệ thuật trong nhiếp ảnh được hiểu, nhìn nhận về thế giới xung quanh một cách sáng tạo và độc đáo, hướng người ta tới cái đẹp hoàn mỹ của tâm hồn. Có một lúc nào đó, người ta khao khát giữ lại một khoảnh khắc mãnh liệt, nhiếp ảnh sẽ giúp ta nhắc lại điều ấy với những cảm xúc tràn đầy sự sống. Có một điều mà ít người để ý, đó là mặc dù đi sáng tác ở nhiều nơi, song đa số những bức ảnh đoạt giải của anh đều chụp tại Bắc Ninh. Phan không đánh giá quá cao về mình, nhưng anh đã đến với nhiếp ảnh bằng sự mách bảo của cả trái tim và tâm hồn.

Trần Phan bảo: “Thoắt cái mà đã ngót 50 cái xuân…không còn xanh, cuộc đời mình khá lận đận, nhưng nếu có thể trẻ lại, mình vẫn chọn nhiếp ảnh, kể cả chẳng có một giải thưởng nào, đơn giản chỉ để chụp nên và… ngắm nghía, thế thôi. Dạo này, có người nói Phan hình như mải… làm kinh tế nên ít đi, ít sáng tác hơn. Nhưng Phan không muốn “vấp” bánh xe của một số nghệ sỹ, tài thì thực tài, nhưng đến thân mình cũng không nuôi nổi, làm khổ cả vợ con. Phan muốn mình cũng là nghệ sỹ, nhưng là người nghệ sỹ hiện đại, trách nhiệm với gia đình, có thể làm mọi công việc chân chính để vừa “nuôi” đam mê nhiếp ảnh, vừa giúp đỡ vợ con…

Tôi chợt nhớ tới câu nói “lưu truyền” của dân chơi ảnh nghệ thuật “muốn làm cho thằng đó… nghèo thì tốt nhất sắm cho nó một cái máy ảnh và thổi vào đó niềm đam mê…”. Không thiếu nghệ sỹ đã “thiệt hại” nặng nề trong những lần đi sáng tác, rơi vỡ máy ảnh cả trăm triệu đồng, leo núi ngã gãy tay, vào rừng bị rắn cắn…, chưa kể nếu thuận lợi thì kinh phí mỗi chuyến đi/người cũng ngót chục triệu. Về điều này thì tôi thấy là Trần Phan đã đúng.

VAPA (Theo BÁO BẮC NINH)

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

(39) CHÂN DUNG CÁC VỊ VUA TRIỀU NGUYỂN

02/06/2013



Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.
Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.
Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
 
Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.
 
 
Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vuaThiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.
 
 
Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Caivà bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.
 
 
Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884,Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
 
 
 
Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng KỷNguyễn Phúc Ưng ThịNguyễn Phúc Ưng BiệnNguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.
 
 
Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.
 
 
Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
 
 
Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.
Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

(38) Những khoảnh khắc tuyệt đẹp chỉ có ở Việt Nam

27/05/2013 07:41

Được chụp ở rất nhiều đia phương khác nhau của Việt Nam như Lăng Cô, An Giang, Lâm Đồng, Nha Trang,... các bức ảnh này đều lột tả được vẻ đẹp nguyên sơ của dải đất hình chữ S.
Khung cảnh trên sóng nước An Giang
Ráng chiều trên đồng bằng sông Cửu Long
Ngư dân kiểm tra lưới lúc tờ mờ sáng
Thiếu nữ trên cầu khỉ
Cảnh ngư dân quăng lưới
Thôn nữ chèo thuyền
Hái thốt nốt
Đánh cá bằng gọng vó ở Châu Đốc
Đàn sếu trên đồng quê
Những người nông dân trên đường về nhà
Quăng lưới trên biển Bạc Liêu
Lão ngư phủ ở Lâm Đồng
CN (St)

(37) Người Việt đẹp như thế nào trong mắt nhiếp ảnh gia thế giới?

22/05/2013 08:19

Người Việt đẹp như thế nào trong mắt nhiếp ảnh gia thế giới?

Thế giới ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều những bức ảnh chụp con người, đất nước Việt Nam xuất hiện trong những cuộc thi của giới nhiếp ảnh toàn cầu. Những tay máy đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã cùng có niềm cảm hứng bất tận về Việt Nam.
Nổi lửa thổi cơm Tác giả người Ý Davide Fiorenzo De Conti chụp tại Sapa.
Nổi lửa thổi cơm – Tác giả người Ý Davide Fiorenzo De Conti chụp tại Sapa.
Chân dung đào nương Bạch Vân - Tác giả người Ý Davide Fiorenzo De Conti chụp tại Hà Nội.
Chân dung đào nương Bạch Vân - Tác giả người Ý Davide Fiorenzo De Conti chụp tại Hà Nội.
Lời chào ngượng nghịu Tác giả người Canada Dave Mercer chụp tại Lào Cai. 
Lời chào ngượng nghịu – Tác giả người Canada Dave Mercer chụp tại Lào Cai. Một cậu bé nhút nhát sống trong ngôi làng nhỏ ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Em trốn trong rặng cây để nhìn ngó những người khách du lịch nước ngoài từ đằng xa trong khi các bạn em đã ùa ra tíu tít với những “ông bà Tây”. Từ trong rặng cây em nói vọng lên “Hello!” khiến đoàn khách du lịch rất thích thú.
Cậu bé thắp đèn lồng Tác giả người Mỹ Jason Rogers chụp tại Hội An.
Cậu bé thắp đèn lồng – Tác giả người Mỹ Jason Rogers chụp tại Hội An. Chuẩn bị đón Tết âm lịch, cậu bé thắp đèn lồng để cùng cha mẹ thả xuống dòng sông Hoài ở Hội An.
Chờ đợi Tác giả người Nhật Rio Akasaka chụp tại Hội An.
Chờ đợi – Tác giả người Nhật Rio Akasaka chụp tại Hội An. Một bà cụ đang chờ khách du lịch lên thuyền ở Hội An.
Cựu chiến binh Tác giả người Mexico Sergio Díaz Fernández chụp tại Huế.
Cựu chiến binh – Tác giả người Mexico Sergio Díaz Fernández chụp tại Huế. Người đàn ông này từng là cựu chiến binh, hiện giờ ông bán vé số dạo. Trong cuộc trò chuyện bằng cử chỉ giữa Fernández và ông cụ, (kỳ lạ thay) họ vẫn hiểu được ý nhau.
Thời gian vô tận Tác giả người Mỹ Robert Raduenzel chụp tại Hội An.
Thời gian vô tận – Tác giả người Mỹ Robert Raduenzel chụp tại Hội An.
Bóng in dưới ruộng Tác giả người Bỉ Adriaan Devillé.
Bóng in dưới ruộng – Tác giả người Bỉ Adriaan Devillé. “Tôi đang đi từ thị trấn này sang thị trấn khác, say sưa ngắm nhìn cảnh vật với rất nhiều những ruộng lúa xinh đẹp, bất ngờ tôi nhìn xuống một khoảnh ruộng, chợt nhận ra có bóng người in dưới đó. Đây là một khoảnh khắc chớp nhoáng.”
Đun nước pha trà Tác giả người Bỉ Adriaan Devillé.
Đun nước pha trà – Tác giả người Bỉ Adriaan Devillé. “Tôi được người đàn ông này mời về nhà uống trà. Ban đầu tôi tưởng mình sẽ uống trà nhưng sau đó anh mang rượu gạo ra mời tôi, chúng tôi uống hết chén này đến chén khác, khoảng hai tiếng đồng hồ, giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ và không nói gì. Bọn trẻ trong làng thấp thoáng ở bậu cửa, chúng muốn nhìn thật kỹ vị khách lạ là tôi. Đó là một trong những trải nghiệm kỳ lạ và thú vị nhất của tôi khi đi du lịch.”
Gánh hàng rong Tác giả người Ấn Độ Shynil Hashim chụp tại Hội An.
Gánh hàng rong – Tác giả người Ấn Độ Shynil Hashim chụp tại Hội An.
Họa sĩ vẽ chân dung Tác giả người Canada Jennifer Holmes Beamer chụp tại Hà Nội.
Họa sĩ vẽ chân dung – Tác giả người Canada Jennifer Holmes Beamer chụp tại Hà Nội. “Băng qua những con phố đông đúc ở Hà Nội, tôi nhìn thấy người họa sĩ già này. Vẻ tập trung cao độ trên khuôn mặt ông và sự hứng thú khi tay đưa bút vẽ khiến tôi tưởng như ông đang sống trong một thế giới riêng tịch mịch không liên quan gì tới phố phường huyên náo.”
Chân giá trị - Tác giả người Anh Mariyan Dimitrov chụp tại Phú Quốc.
Chân giá trị - Tác giả người Anh Mariyan Dimitrov chụp tại Phú Quốc. “Đối với tôi, bóng dáng người phụ nữ đi bộ trên bãi biển lúc mặt trời lặn, đầu ngẩng cao sau một ngày lao động vất vả đại diện cho sự nỗ lực không mệt mỏi của rất nhiều người phụ nữ Việt Nam.”
Tắm mát Tác giả người Úc Ben Johnson chụp tại Hà Nội.
Tắm mát – Tác giả người Úc Ben Johnson chụp tại Hà Nội. Con hẻm nhỏ tối tăm dẫn vào một khoảnh sân trong đầy nắng, chiếu rọi hai anh em đang đùa nghịch với nhau bằng vòi phun nước để xua đi cái nóng nực của trưa Hè.
Nhất trí Tác giả Noni Andriani chụp tại Sapa.
Nhất trí – Tác giả Noni Andriani chụp tại Sapa. “Trong một buổi chiều mờ xương ở trung tâm Sapa, tôi bắt gặp một cô gái trẻ người H’mong với nụ cười hiền hậu đứng nói chuyện với một “chàng Tây”. Họ trò chuyện, cười đùa như rất hiểu nhau. Điều thú vị với tôi là cô gái có thể nói tiếng Anh, dù khá hạn chế nhưng cô rất biết cách thu hút sự chú ý. Những khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa không thể giới hạn thiện cảm giữa người với người.”
Tìm nơi câu cá Tác giả người Canada Steven Kovacs chụp tại Lăng Cô.
Tìm nơi câu cá – Tác giả người Canada Steven Kovacs chụp tại Lăng Cô. “Lúc này đang là tháng 1, biển rất vắng, tôi đi bộ dọc bờ biển gần như không có bóng người, bỗng một bóng mờ hiện ra từ đằng xa, tôi nhanh tay lấy máy ảnh ghi lại hình dáng một ông cụ đang câu cá.”
Nụ cười của em Tác giả người Việt Nguyễn Bông chụp tại Hồ Chí Minh.
Nụ cười của em – Tác giả người Việt Nguyễn Bông chụp tại Hồ Chí Minh. “Nụ cười trong trẻo của em bé sớm phải bước vào cuộc mưu sinh nhọc nhằn đã đem lại cho tôi một cảm xúc kỳ lạ trong những ngày Tết âm lịch vừa qua. Khi nhà nhà quây quần bên mâm cơm thịnh soạn và ăn vận những áo quần đẹp nhất, em bé này vẫn ngày ngày xách hộp đi đánh giày nhưng nụ cười em vẫn rất tươi vui.”
Đông gặp Tây Tác giả người Mỹ Loren Klein chụp tại Đà Lạt.
Đông gặp Tây – Tác giả người Mỹ Loren Klein chụp tại Đà Lạt. Bắt gặp một chiếc xe Citroen của Pháp đậu trên ngọn đồi xinh đẹp ở Đà Lạt khiến nhiếp ảnh gia Klein rất tâm đắc.
Chùa Long Tuyền Tác giả người Úc Mike Lee-Ack chụp tại Hội An.
Chùa Long Tuyền – Tác giả người Úc Mike Lee-Ack chụp tại Hội An.
Buổi sáng hối hả Tác giả người Mỹ Ayelet Daniel chụp tại Hội An.
Buổi sáng hối hả – Tác giả người Mỹ Ayelet Daniel chụp tại Hội An.
Hồ Bích Ngọc
Ảnh: National Geographic